Xuất bản thông tin

null Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023

Chuyển đổi số Chuyển đổi số

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023

Triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp năm 2023, trong đó quán triệt sâu rộng đến toàn thể đội ngũ công chức, viên chức, người lao động tại các Phòng chuyên môn và các đơn vị trực thuộc Sở nhằm nâng cao nhận thức và đẩy mạnh chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị

I. MỤC TIÊU CHUNG

Triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp năm 2023, trong đó quán triệt sâu rộng đến toàn thể đội ngũ công chức, viên chức, người lao động tại các Phòng chuyên môn và các đơn vị trực thuộc Sở nhằm nâng cao nhận thức và đẩy mạnh chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị.

Chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện trong tất cả các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, trọng tâm là phục vụ người dân và doanh nghiệp, tập trung xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu chuyên ngành, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn Tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin tại Sở và các đơn vị trực thuộc Sở tham gia chuyển đổi số, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh. Phấn đấu năm 2023, Sở đạt chỉ số chuyển đổi số (DTI) cao hơn năm 2022 góp phần đưa Đồng Tháp xếp vị trí thứ 30 trở lên về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

- Trang thông tin điện tử của Sở được đánh giá an toàn thông tin và gán nhãn tín nhiệm mạng.

- Hệ thống thông tin dùng chung, hệ thống thông tin chuyên ngành của Sở cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu LGSP.

- Cập nhật đầy đủ dữ liệu trên hệ thống thông tin báo cáo.

- Phấn đấu tham gia cung cấp dữ liệu mở phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình([1]).

- 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

- 100% dịch vụ công trực tuyến có chức năng định danh, xác thực một lần, hợp nhất trên tất cả hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, thanh toán trực tuyến, cho phép thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng (ngoại trừ những dịch vụ yêu cầu sự hiện diện bắt buộc theo quy định của pháp luật); được cung cấp qua nhiều kênh truy cập; tự động điền dữ liệu sẵn có của người dùng.

- 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa, trên 60% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến, trên 30% người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến từ nhà.

- 100% văn bản được trao đổi qua môi trường mạng dưới dạng văn bản điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật.

- Trên 90% hồ sơ công việc tại Sở được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- 80% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.

- Có ít nhất 01 lĩnh vực thực hiện chuyển đổi số theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Trên 80% cuộc họp định kỳ được tổ chức theo hình thức Hội nghị trực tuyến.

- 60% lãnh đạo, công chức, viên chức được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số để sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản cho yêu cầu công việc.

- Hệ thống thông tin của Sở đáp ứng yêu cầu bảo vệ an toàn thông tin mạng theo cấp độ.

- Tỷ lệ máy tính trong Sở có cài đặt phần mềm phòng chống mã độc theo Chỉ thị 14/CT-TTg đạt 90% trở lên.

III. NHIỆM VỤ

1. Nhận thức số

a) Ngày Chuyển đổi số: Phối hợp tăng cường tuyên truyền các hoạt động chuyển đổi số theo chỉ đạo của UBND Tỉnh.

b) Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số

- Tuyên truyền về các bài toán chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương tham khảo tại địa chỉ: https://t63.mic.gov.v https://c63.mic.gov.vn.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Công văn số 2689/SLĐTBXH-VP ngày 21 tháng 11 năm 2022 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc chia sẻ, phổ biến câu chuyện chuyển đổi số trên Chuyên mục T63.

c) Kênh truyền thông Chuyển đổi số quốc giatrên Zalo: Chỉ đạo công chức, viên chức và người lao động tham gia vào kênh truyền thông chuyển đổi số quốc gia để được cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác. Việc tham gia chỉ đơn giản bằng cách sử dụng Zalo và thực hiện quét mã QR.

2. Thể chế số: Cụ thể hóa các văn bản của Tỉnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh Chuyển đổi số, gắn kết chặt chẽ giữa cải cách thủ tục hành chính với chuyển đổi số.

3. Hạ tầng số: Bảo đảm cơ sở hạ tầng mạng tại Sở và các đơn vị trực thuộc luôn được ổn định, thông suốt để phục vụ chính quyền số.

4. Dữ liệu số

- Duy trì kết nối chia sẻ dữ liệu giữa Sở với tổ chức, doanh nghiệp và người dân qua đó phát triển dữ liệu tạo thành Kho dữ liệu lớn của tỉnh để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

- Xây dựng phát triển dữ liệu lĩnh vực lao động, người có công và xã hội bảo đảm dữ liệu được tạo lập tuân thủ theo định dạng máy đọc được, sẵn sàng khả năng chia sẻ, khai thác, sử dụng một cách dễ dàng.

5. Nền tảng số:

Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu của ngành thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP); khai thác triệt để thông tin, dữ liệu đã có từ các cơ sở dữ liệu quốc gia; bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu tuân thủ theo Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử 2.0 của tỉnh.

6. Nhân lực số

- Phân công, bố trí công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số để thực hiện các nhiệm vụ được giao, nắm bắt kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và an toàn thông tin.

- Phân công cụ thể công chức, viên chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thực hiện công tác chuyển đổi số và an toàn thông tin mạng tại cơ quan, đơn vị.

7. An toàn thông tin mạng

a) Bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ: Tiếp tục duy trì, bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ của Sở đã được phê duyệt([2]).

b) Nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị.

- Cử nhân sự chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin/công nghệ thông tin tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin do Tỉnh, các bộ, ngành Trung ương (nhất là Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an) tổ chức.

- Rà soát, bổ sung nhân lực an toàn thông tin, phấn đấu tối thiểu có 01 nhân lực về an toàn thông tin tại Sở và các đơn vị trực thuộc.

- Triển khai các quy định, kế hoạch về ứng phó sự cố; các hoạt động của đội ứng cứu sự cố, việc tham gia hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia. Cử thành viên tham gia tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng trong năm 2023.

- Giám sát, phát hiện và công bố hành vi vi phạm quy định pháp luật của Việt Nam trên các nền tảng số thuộc phạm vi quản lý; giám sát, phát hiện và xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng thuộc phạm vi quản lý.

8. Chính quyền số

- Tiếp tục triển khai và sử dụng một cách có hiệu quả: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử công vụ, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, hệ thống thông tin báo cáo, phần mềm quản lý tiến độ dự án đầu tư, quản lý cán bộ công chức...

- Triển khai hiệu quả công tác số hoá hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; triển khai cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng toàn trình trong phạm vi quản lý của mình theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ.

- Đảm bảo 100% phản ánh được xử lý đúng hạn qua Tổng đài thông tin Dịch vụ công 1022 tỉnh Đồng Tháp.

IV. GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho công chức, viên chức, người lao động và học sinh

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thường xuyên các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Tỉnh liên quan về chuyển đổi số.

- Kết hợp nhiều hình thức thông tin tuyên truyền về chuyển đổi số như: xây dựng chuyên trang, lồng ghép vào các cuộc họp, hội nghị tại cơ quan đơn vị, các buổi sinh hoạt dưới cờ và các hoạt động ngoại khoá cho học sinh nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa Sở và các doanh nghiệp

- Kết hợp chặt chẽ giữa cải cách hành chính với phát triển Chính quyền số; rà soát các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ trong cơ quan, đơn vị theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số; rà soát loại bỏ một số thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ khi ứng dụng công nghệ số.

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp bưu chính công ích cung cấp dịch vụ công (thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội, ứng dụng của doanh nghiệp); phối hợp ngành Bưu điện thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

3. Thu hút nguồn lực công nghệ thông tin

- Kiến nghị cấp có thẩm quyền có chính sách ưu đãi để giữ chân, thu hút nguồn lực công nghệ thông tin.

- Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm đa dạng hóa nguồn lực để phát triển chính quyền số; tăng cường thực hiện giải pháp thuê dịch vụ công nghệ thông tin.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Văn phòng Sở: Triển khai, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các phòng, ban, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân Tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) trước ngày 30 tháng 11 năm 2023.

2. Các Phòng Chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra trong Kế hoạch.

Nguồn: Kế hoạch số 73/KH-SLĐTBXH