アセットパブリッシャー

null Kết quả khảo sát đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2019

Chi tiết bài viết Cải cách hành chính

Kết quả khảo sát đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2019

Năm 2019, chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là 98,31%, tăng 1,44% so với năm 2018.

Description: C:\Users\KHANH_VPS\Pictures\z2197045735074_f21c2658854b5b2a3eef3254154cb9c2.jpg

Kết quả Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của Sở, ngành tỉnh năm 2019

Theo đó, có 97,20% hài lòng với việc tiếp cận dịch, 99,33% hài lòng với công chức tiếp nhận và trả kết quả; 100% hài lòng với kết quả giải quyết thủ tục hành chính; 96,88% hài lòng với việc tiếp nhận, xử lý các ý kiến đóng ý, phản ánh kiến nghị.

Nhìn tổng thể kết quả cho thấy phần lớn các chỉ số thành phần đều trên 90%, điều này thể hiện sự quyết tâm của Sở trong đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công và sự phục vụ của đơn vị đã có cải thiện.

Ngoài các chỉ số phản ánh nhận định, chỉ số phản ánh sự hài lòng, SIPAS 2019 còn tính toán, xây dựng thêm các chỉ số phản ánh sự mong đợi của cá nhân, tổ chức đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công và sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Theo đó, có 82% số người được hỏi đề nghị tiếp tục rà soát, đơn giản hóa TTHC; 72% đề nghị rút ngắn thời gian giải quyết các TTHC, 58% đề nghị tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về các quy định và TTHC. Cá nhân, tổ chức cũng mong muốn cải thiện các khía cạnh khác của dịch vụ hành chính công của Sở với mức độ mong muốn thấp hơn, chẳng hạn như: 22% đề nghị giảm phí/lệ phí giải quyết TTHC, 16% đề nghị chấn chỉnh tác phong, thái độ phục vụ của công chức.

Trong thời gian tới, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục phát huy những mặt đã đạt được và tìm ra những mặt còn hạn chế mà cá nhân, tổ chức chưa hài lòng và thực hiện khắc phục kịp thời nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công của đơn vị; Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, kịp thời điều chỉnh thái độ, hành vi trong giao tiếp với cá nhân, tổ chức trong hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; Thường xuyên theo dõi, rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền đơn giản hóa hoặc sửa đổi thành phần hồ sơ, biểu mẫu cho phù hợp với tình hình thực tế.

Phương Khanh